Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới: Tài liệu tham khảo giá trị
Cuốn sách Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới ra đời do ban biên tập Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 tìm hiểu nhằm đưa ra các cách thức quy định những vấn đề cơ bản trong hiến pháp các nước để so sánh, tham khảo trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước ta. Mời độc giả đọc chi tiết tại Sach.Review!
Nội dung chi tiết trong Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới
Cuốn sách Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới dựa trên Ủy ban thường vụ Quốc hội muốn khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới. Từ đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.
Nội dung trong cuốn sách Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới đề cập những vấn đề về chủ quyền nhân dân và các hình thức nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. Về quyền con người, về mức độ và cách thức quy định các nội dung kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong hiến pháp. Về mô hình và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương. Về kỹ thuật lập hiến và cách thức sửa đổi hiến pháp.

Nội dung sách Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới gồm 7 chương:
Chương I: Tổng quan về hiến pháp các nước trên thế giới.
– Quan niệm về hiến pháp
– Chủ nghĩa hợp hiến
– Các nội dung chính của một bản hiến pháp
– Kỹ thuật lập hiến
– Mức độ ổn định của hiến pháp
Chương II: Chủ quyền nhân dân và các hình thức nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.
– Chủ quyền nhân dân và việc tuyên bố chủ quyền nhân dân trong hiến pháp
– Trưng cầu ý dân
– Hệ thống bầu cử theo hiến pháp một số nước
Chương III: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
– Khái lược về vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
– Mối quan hệ giữa hiến pháp và quyền con người
– Quy định về quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp trên thế giới
Chương IV: Các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
– Các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
– Các vấn đề về quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Chương V: Tổ chức bộ máy nhà nước Trung ương
– Mô hình tổ chức quyền lực Nhà nước
– Các nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước theo các mô hình tổ chức nhà nước
– Nguyên thủ quốc gia
– Mô hình cơ quan thực hiện quyền lập pháp
– Mô hình cơ quan thực hiện quyền hành pháp
– Mô hình cơ quan thực hiện quyền tư pháp
– Mô hình cơ quan thực hiện quyền công tố
– Mô hình tổ chức các cơ quan hiến định độc lập
Chương VI: Chính quyền địa phương.
– Khái quát chung
– Các nguyên tắc phân chia đơn vị hành chính – lãnh thổ
– Các nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương và các mô hình tổ chức chính quyền địa phương
– Kiểm tra, giám sát đối với chính quyền địa phương
– Tài sản, ngân sách của chính quyền địa phương
Chương VII: Quy trình lập hiến.
– Khái niệm và các nguyên tắc chung
– Các chủ thể tham gia
– Phương pháp, sửa đổi bổ sung hiến pháp
– Các bước trong quy trình sửa đổi, bổ sung hiến pháp
Trong từng nội dung này, các tác giả đã bám sát các quy định của hiến pháp các nước. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, so sánh để rút ra những xu hướng chung và những điểm đặc thù trong rất nhiều bản hiến pháp được nghiên cứu.
Ý nghĩa từ cuốn sách Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới

Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới là tài liệu chuyên khảo có giá trị lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hiến pháp cho nước ta. Từ đó đề cao vai trò cơ bản của Hiến pháp như sau:
Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước
Chỉ khi được trao quyền hạn cho cơ quan nhà nước mới có tính pháp lý chính đáng.
Giới hạn và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước
Hiến pháp còn thiết lập các cơ chế và thiết chế để giám sát, kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước.
Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân
Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây.

Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới là cuốn sách có vai trò quan trọng, sẽ phục vụ một cách hữu hiệu Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Mời bạn ghé ngay Sach.review để tham khảo chi tiết!